Wednesday, August 17, 2011

Ngọc Kỳ Lân - Vô Ưu - Sa La

Ngọc Kỳ Lân – Couroupita guianensis

Vô Ưu – Saraca asoca
(nơi Phật đản sanh) ??
Sa La
– Shorea Robusta
(nơi Phật nhập Niết Bàn) ??
http://thieulang.free.fr/blog/
Ngọc Kỳ Lân
Cannon ball-tree
 Arbre à bombes
 
Photobucket
H1. Cây Ngọc kỳ lân trong khu du lịch Bình Quới.
(ảnh TL)


Tên khoa học: Couroupita guianensis
Họ: Lecythidaceae - Lộc vừng, Chiếc

Cây còn có tên Cannon ball-tree, Arbres à bombes, nguồn gốc ở Nam Mỹ, (xem Guides des plantes tropicales – J.G. Rohwer, trang 96).

Trong quyển Botanica, (Encyclopédie de botanique et d’horticulture – Konemann -1997 , trang 261), mô tả có ba loại Couroupita, trong đó chỉ có C. Guianensis là hoa có mùi thơm.

Ở Việt Nam, cộng đồng Phật giáo, gọi Couroupita là cây Sala, Sala Song Thọ, hay Vô Ưu, thường được trồng trong các chùa.

Căn cứ trên hình dáng hoa, người miền Bắc thường hay gọi là Hàm Rồng. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, gọi là cây Đầu Lân (Cây cỏ Miền Nam, 1970, quyển 1, trang 917). Giới sưu tập cây cảnh thường sử dụng tên Ngọc Kỳ Lân.

Bên Campuchia, trồng nhiều cây này, có thể tìm thấy trong thành phố Siemreap, trong Hoàng Cung, và phía sau Chùa Vàng Chùa Bạc, thấy ghi tên là Shorea Robusta Roxb (!?)
 

Photobucket

H2. Cây Ngọc Kỳ Lân, 
BỊ GHI LẦM
tên thực vật là
Shorea robusta (do ông Roxburgh tìm ra)
TÊN THẬT PHẢI LÀ
 Couroupita guianensis
ở phía sau Chùa Vàng Chùa Bạc, Campuchia
(ảnh TL)


[ Trong khi trên « actioncambodgefronton.org »,
Có đăng hình, kèm lời giới thiệu :

Une fleur, que vous pourrez admirer dans le jardin
du palais royal de Phnom Penh :
Couroupita guianensis

(Một loài hoa mà bạn có thể ngắm trong
Ngự Uyễn Hoàng Cung Phnom Penh :
Couroupita guinensis)
 
Photobucket

http://www.actioncambodgefronton.org/Interessant.html ]

Couroupita guianensis, loại Đại thụ hạng trung bình, thuộc vùng nhiệt đới, có thể cao đến 35 m, thân thẳng, tàn lá tròn.  Hoa lưỡng trắc, cành hoa mọc từ trong thân, thòng dài tận dưới gốc, nở quanh năm, có mùi thơm huyền bí, nhất là về đêm cho đến sáng sớm.
Photobucket

H 3a. Hoa Ngọc Kỳ Lân
 
Photobucket

H 3b. Trái Ngọc Kỳ Lân

Trái, kích cở như quả đạn đại bác thời xưa, do đó có tên gọi Cannon ball-tree, Arbre à bombes hay Arbre à boulets de canon.

Nhân giống, thông thường bằng gieo hạt.
 
Photobucket

H 4a. Bên trong trái Ngọc Kỳ Lân
 
Photobucket

H 4b. Hạt Ngọc Kỳ Lân

Theo ghi nhận của một nghệ nhân ở Chợ Lách Bến Tre, từ khi trồng cây con, cao khoảng 30 cm, cây phát hoa sau bốn năm, trong điều kiện chăm sóc bình thường.

Ngọc Kỳ Lân thay lá vào đầu mùa mưa, và trổ hoa quanh năm.

Cũng có thể xử lý cho Ngọc Kỳ Lân ra hoa theo ý muốn. Từ khi xử lý tới lúc có hoa là khoảng một tháng rưỡi.
 

Photobucket

H 5. Cây con
 
Photobucket

H6. Cây Ngọc Kỳ Lân 5 năm tuổi trồng tại
Chợ Lách, Bến Tre

Có nhiều tài liệu nói về hoa Vô ưu, Uư đàm, Sa la, trong truyền thuyết kinh điển Phật giáo, cho thấy có sự liên quan mơ hồ về các tên gọi khác nhau của cây Couroupita guianensis : Ngọc kỳ lân, Sala, Vô ưu, Shorea robusta.

Tương truyền, Thái tử Shidarta ra đời dưới gốc cây Vô Ưu, và nhập Niết Bàn tại rừng Sala đang trổ hoa..

Tác giả Nguyễn Tường Bách trong du ký Mùi Hương Trầm, và Ông Nhất Hạnh trong quyển Đường Xưa Mây Trắng có nói đến cây Sala bên Ấn Độ.
Xin trích dẫn :

Trong “Đường xưa mây trắng”:

«  Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng Sala thì trời đã xế chiều.

Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây Sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt.

Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng Sala nầy, Bụt sẽ nhập niết bàn.

Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda:

- Nầy Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây Sala này đang nở hoa trắng xóa. (trang 561)

Trong Mùi Hương Trầm :

« … Tôi đã đi qua miền rừng núi Bihar và Bắc Ấn, đó là rừng già Ấn Độ mà loại cây thường gặp là Sala, … » (trang 92) …

« … Tôi từ Gorakhpur đến Câu-thi-na vào một chiều mưa, rừng cây Sala ( tên khoa học là Shorea robusta, chú thích của tác giả ) ngày nay vẫn còn, lá xanh ngắt đẫm nước trông như ngọc… » (trang 122)

«
…Về phía tây bắc thành phố độ 3,4 dậm vượt qua sông Ajitavati, về phía bờ tây không xa lắm, chúng tôi đến một khu rừng có cây Sala. Cây Sala, như cây Huk, vỏ cây màu trắng xanh, lá lóng lánh và trơn dịu …» (trang 123)

«… Hởi các cây Sala này, theo kinh điển thì tiền bối của các ngươi cũng đã chứng kiến phút nhập diệt của Phật ….» (trang 126).

Trên bình diện thực vật học, theo Dictionnaire classique d’histoire naturelle - Vol 15, cây Shorea Robusta, thường gọi Sal, Shal, Sala, có nguồn gốc bên Ấn độ, thuộc họ Dipterocarpaceae, do nhà thực vật Roxburgh tìm ra, nên mang tên Shorea Robusta Roxb.
 

Photobucket

H7. Chi tiết thực vật học cây Shorea robusta
nguồn fr.wikipedia.org

Photobucket

H8. Shorea robusta Roxb

Photobucket

H9. Hoa và lá Shorea robusta


Như vậy,
cây Ngọc Kỳ Lân,

Couroupita guianensis- họ Lecythidaceae,

cây Sala,

Shorea Robusta – họ Dipterocarpaceae,

hai cây hoàn toàn khác nhau.
 
Photobucket

H10a. Couroupita Guianensis

Photobucket

H10b. Shorea robusta

Trong du ký Mùi Hương Trầm nói trên, ông Nguyễn Tường Bách có đến tận rừng cây Sala, và ông chú thích, Sala tên khoa học là Shorea Robusta.  Điều này, phù hợp với truyền thuyết khi Phật nhập niết bàn, « cây Sala nở hoa trắng xóa », mà Ông Nhất Hạnh viết trong Đường Xưa Mây Trắng.

Do đó, cây Ngọc Kỳ Lân, Đầu Lân, hoặc Hàm Rồng, có tên thực vật là Couroupita guianensis, hoàn toàn khác với cây truyền thuyết Sala, hay Vô Ưu.

Photobucket

H11. Ngọc Kỳ Lân trong khu du lịch Bình Quới
(ảnh TL)

Dù sao, thật không phí công, của, và không gì ấn tượng bằng, có một cây Ngọc Kỳ Lân trước nhà hay trong vườn cảnh.
ThieuLang. 
Photobucket
http://www.tropilab.com/couroupita.html


COUROUPITA GUIANENSIS - CANNONBALL TREE

Common name
Cannonball tree, boskalebas, coco de mono, abricó de macaco, castanha de macaco, cuia de macaco, macacarecuia, sala tree, kanonenkugelbaum.

Family

Lecythidaceae (Brazil-nut family).
Overview
A large deciduous tropical tree 90' tall and indigenous to the Amazon rainforest.The leaves, up to 6" long, are simple with serrate margin; it flowers in racemes; the yellow, reddish and pink flowers are stunning fragrant.

There are large 3" to 5" waxy aromatic smelling, pink and dark-red flowers, growing directly on the bark of the trunk (cauliflory).


Pollination is done by bees and bats.


The tree bears, also directly on the trunk and main branches, large globose woody fruits; they look like big rusty cannonballs hanging in clusters, like balls on a string.


The fruit contains small seeds in a white, unpleasant smelling edible jelly, which are exposed when the upper half of the fruit goes off like a cover.


The long dangling fruity branches give the tree an unkempt appearance.


The hard shells are used to make containers and utensils.

Medicinal applications
The fruit pulp, bark and flowers are used for medicinal applications and have antimicrobial- and fungal activity.
Hardiness
USDA zone 9B - 11.

Propagation

Seeds.
Due to recalcitrant nature of the seeds, they have a short viable life, cannot be dried well and cannot withstand low temperatures.

Culture

Full sun / partial shade, moist soil, needs high humidity.
Very susceptible to frost. Plant in frost free locations.

Dưới đây là ảnh rinh về từ

http://biengbiec.multiply.com/journal/item/638/638

Photobucket

Photobucket

Photobucket



Bạn ta với hoa Ngọc Kỳ Lân


Photobucket

***************************************************************

CÂY VÔ ƯU - ASHOKA


Photobucket
Ashoka tree

Photobucket
Ashoka flower bunch


Conservation status
Vulnerable (IUCN 2.3)Scientific classification
Kingdom:    PlantaeOrder:    FabalesFamily:    FabaceaeGenus:    SaracaSpecies:    S. asocaBinomial name:    Saraca asoca (Roxb.) WildeSynonyms:    Saraca indica LinnaeusSaraca asoca (the Ashoka tree; lit., "sorrow-less") is a plant belonging to the Caesalpiniaceae subfamily of the legume family. It is an important tree in the cultural traditions of the Indian Subcontinent and adjacent areas.Description
Photobucket

Leaves & flowers in Kolkata, West Bengal, India.
The Ashoka is a rain-forest tree. Its original distribution was in the central areas of the Deccan plateau, as well as the middle section of the Western Ghats in the western coastal zone of the Indian Subcontinent.


Photobucket

The Ashoka is prized for its beautiful foliage and fragrant flowers. It is a very handsome, small, erect evergreen tree, with deep green leaves growing in dense clusters.


Its flowering season is around February to April. The Ashoka flowers come in heavy, lush bunches. They are bright orange-yellow in color, turning red before wilting.

There are a few varieties of the Ashoka tree. One variety is larger and highly spreading. The columnar varieties are common in cultivation.

The origin of the name Saraca indica is doubtful and it can hardly be claimed to be an improvement on the old one of Jonesia asoka, given by Indian botanists to honour Sir W. Jones " the most enlightened of the sons of men," who himself expressed the wish that the tree should retain the old Sanskrit name Ashoka.

Indigenous to India, Burma and Malaya, it is an erect tree, small and evergreen, with a smooth, grey-brown bark. The crown is compact and shapely.

Flowers are usually to be seen throughout the year, but it is in January and February that the profusion of orange and scarlet clusters turns the tree into an object of startling beauty. Pinned closely on to every branch and twig, these clusters consist of numerous, small, long-tubed flowers which open out into four oval lobes. Yellow when young, they become orange then crimson with age and from the effect of the sun's rays. From a ring at the top of each tube spread several long, half-white, half-crimson, stamens which give an hairy appearance to the flower clusters. In strong contrast to these fiery blooms is the deep-green, shiny foliage. The foot-long leaves each have four, five or six pairs of long, wavy-edged, leaflets. Young leaves are soft, red and limp and remain pendent even after attaining full size.
The straight or scimitar shaped pods, stiff, leathery, broad and about eight inches long, are red and fleshy before ripening.Religious significancePhotobucket

Queen Māyā giving birth to the Buddha

In Buddhist tradition, it is said that Queen Māyā of Sakya gave birth to Gautama Buddha under a sal tree or an asoka tree in a garden in Lumbini, in south Nepal, while grasping its branch. When this event took place, Queen Māyā was en route to birth him in his grandfather's kingdom.

Sa La - Shorea robusta
http://en.wikipedia.org/wiki/Shorea_robusta
 

Conservation status Least Concern (IUCN 2.3)Scientific classification
Kingdom:    PlantaeOrder:    MalvalesFamily:    DipterocarpaceaeGenus:    ShoreaSpecies:    S. robustaBinomial name:   Shorea robusta


Shorea robusta, also known as sal or shala tree, is a species of tree belonging to the Dipterocarpaceae family.Distribution and description 
Photobucket
New leaves with flower buds at Jayanti in Buxa Tiger Reserve in Jalpaiguri district of West Bengal, India.
Photobucket
This tree is native to southern Asia, ranging south of the Himalaya, from Myanmar in the east to Nepal, India and Bangladesh. In Nepal, it is found mostly in the terai region from east to west, especially, in the Churia range (the Shivalik Hill Churia Range) in the subtropical climate zone. There are many protected areas, such as Chitwan National Park, Bardiya National Park Bardia National Park, Shukla Phat National Parks, etc., where there are dense forests of huge sal trees. It is also found in the lower belt of the hilly region and inner terai. In India, it extends from Assam, Bengal, Orissa and Jharkhand west to the Shivalik Hills in Haryana, east of the Yamuna. The range also extends through the Eastern Ghats and to the eastern Vindhya and Satpura ranges of central India. It is often the dominant tree in the forests where it occurs.
Photobucket

Sal is moderate to slow growing, and can attain heights of 30 to 35 m and a trunk diameter of up to 2-2.5 m. The leaves are 10–25 cm long and 5–15 cm broad. In wetter areas, it is evergreen; in drier areas, it is dry-season deciduous, shedding most of the leaves in between February to April, leafing out again in April and May.

49 comments:

  1. Cây Sala Song Thọ này hiện nay ở VN mình trồng nhiều lắm, hầu như chùa nào cũng có, nhất là các ngôi chùa ở Long Thành Đồng Nai đó anh CB ơi!.
    M vào hoàng cung vua Sihanouk chụp nhiều lắm, định làm riêng 1 entry về hoa này mà chưa làm đó.
    Bây giờ M đi làm đã. Để rãnh M lấy hoa đưa vào đây tặng anh sau nhé.

    ReplyDelete
  2. Cành này M chụp ở ven 1 con đường gần khách sạn M ở khi qua Singapor đó. Có người còn gọi là Ta La Song Thọ.

    ReplyDelete
  3. Để M đưa hoa Tala Song thọ (hoa Vô Ưu) ở Hoàng cung Vua Sihanouk ở Campuchia vào đây sau nhé.

    ReplyDelete
  4. Cây này Bống chưa nhìn thấy bao giờ . Nhạc nền hợp với bài viết

    ReplyDelete
  5. Bài này viết công phu dữ à nha ! Xin cám ơn gia chủ !

    ReplyDelete
  6. Em thấy ở Chùa VN mình hầu hết đều có trồng cây Sala này anh ạ! Nhìn cây Ngọc Kỳ Lân ở hình cuối cùng ấn tượng quá! Cảm ơn anh về bài viết hữu ích!!!

    ReplyDelete
  7. Sa la chuỗi bông trắng lòng thòng mỗi lần trỗ rất nhiều chùm bông rũ xuống mới chính là cây Sa la mô tả nơi phật sinh và tịch. Đây cũng chính là cây Lộc vừng người ta hay trồng làm kiểng sân vì cái tên có chữ lộc và vừng là che chắn vây quanh của nó. Nam bộ đọc trật phát âm thành lộc dừng nên không ưng. Lộc vừng thực sự có một loài cùng họ như cây Sa la bông thòng nhưng bông đỏ. Các giống Lecythidaceae - Lộc vừng, Chiếc, Sa La, Kì Lân, đầu Lân cùng họ có chung một dạng lá như nhau, nên khi chưa trỗ bông hơi khó phân biệt, nếu không chuyên ngành thực vật. Hoa và lá Shorea robusta thì không giống với họ của Sa la. Vậy ý nghĩa vô ưu của hoa Sa la có lẽ là dáng thòng rũ hơi buồn, nhưng khi nở bông thì ngóc lên có dáng không buồn nữa.

    ReplyDelete
  8. Nhưng nếu căn cứ vào tài liệu này của Thiếu Lang tiên sinh thì cây Sala là giống Shorea robusta vớí hoa trắng

    ReplyDelete
  9. Vui khi Bống ghé đọc !

    Nhạc thiền hợp há Bống !

    ReplyDelete
  10. Đây là nghiên cứu của Thiếu Lang tiên sinh, Akéla á.

    ReplyDelete
  11. Xưa nay anh chỉ thấy ảnh cây Ngọc Kỳ Lân mà người ta gọi là cây Sa La hay cây Vô Ưu, đó Zip à. Nay nhờ diemgiatrang giới thiệu Web của Thiếu Lang mới biết sự khác biệt.

    ReplyDelete
  12. Trước giờ anh chỉ biết ảnh hoa Ngọc Kỳ Lân qua tên hoa Sa La hay Vô Ưu !!!!!

    Cây trong ảnh cuối quá đẹp , chắc là gìa lắm rồi .

    ReplyDelete
  13. Cảm ơn Thí Chú cho thêm chi tiết .

    ReplyDelete
  14. Tháng 7 năm ngoái em đi Trường Hạ 10 chùa hoa Sala này em chụp ở chùa Phổ Quang quận Phú Nhuận, góp thêm entry và chia sẻ với bài viết của anh

    ReplyDelete
  15. Vậy là ở VN người ta kêu lộn tên hả bác ? Đi chùa nào thấy hoa sen trên cây ( cách gọi của B ) hỏi ra người ta đều nói tên nó la Sa La .B đã có một entry về loại cây này . Bác vô coi thử nhé .http://biengbiec.multiply.com/journal/item/638/638

    ReplyDelete
  16. Bây giờ em mới biết cây Hoa Sen có tên này,
    Entrry hay quá anh CB à.

    ReplyDelete
  17. Chị Mynhon ơi, ngôi chùa này ở đâu vậy, chị chỉ địa chỉ cho em với. :))

    ReplyDelete
  18. BS Nguyễn Tường Bách cùng Thiền sư Nhất Hạnh là hai học gỉa uyên thâm về Phật học do đó anh nghĩ từ xưa nay nhiều người -kể cả chư Tôn Đức Tăng Ni- đã nhầm cây Ngọc kỳ Lân này với cây Sa La / Vô Ưu trong kinh điển nhà Phật, MN à .

    Trong du ký Mùi Hương Trầm nói trên, ông Nguyễn Tường Bách có đến tận rừng cây Sala, và ông chú thích, Sala tên khoa học là Shorea Robusta. Điều này, phù hợp với truyền thuyết khi Phật nhập niết bàn, « cây Sala nở hoa trắng xóa », mà Ông Nhất Hạnh viết trong Đường Xưa Mây Trắng.

    ReplyDelete
  19. Là nhờ diemgiatrang giới thiệu web của Thiếu Lang tiên sinh đó Lan a.

    Anh chỉ lấy nguyên tài liệu của Thiếu Lang tiên sinh mang về trình bày lại cho dễ đọc thôi thôi. ;>)))

    ReplyDelete
  20. Hoa ở Hoàng cung và của Biengbiec là đúng cây Tala Song Thọ đó anh CB ơi!
    Ngoài ra hoa Trắng thì cũng có thể là cùng tên, nhưng kg phải là loại hoa Vô Ưu ở vườn Ngự Uyển lúc Hoàng hậu Ma Da hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa đâu.

    ReplyDelete
  21. Từ hôm qua đến giờ CB lúc trên Internet thấy vậy đó.

    Còn "bàng tên" trên cây ở Hoàng Cung ghi tên là Shorea robusta Roxb , nhưng theo các thông tin trên Wikipedia thì Shorea robusta Roxb có hoa trắng tức hoa Sa La!, Mùi ơi !

    Điên cái đầu mất ! ;>((((

    ReplyDelete
  22. Chú cũng đang tìm tài liệu về 3 loại cây này !

    ReplyDelete
  23. Như vậy cây vô ưu thì phải gọi là ngoc kỳ lân thì mới đúng phải không anh. Còn cây Sala hoa trắng thì chắc VN không có rồi. Ở Sở thú SG cũng có Ngọc Kỳ Lân.
    Nhưng mà thói quen thì khó bỏ do đó các bạn vẫn gọi Ngọc Kỳ Lân là Sa La dù đã đọc hết bài nghiên cứu rất công phu trên !!!!

    ReplyDelete
  24. Phật viên tịch, năm sau 500 vị trưởng lão theo phật mới nhóm họp kiết tập lần 1 tại thành Vương Xá. Ngay lần họp thứ nhất nầy đã không thống nhất được ý nghĩa lời phật ngôn truyền không văn tự, vì có rất nhiều tư tưởng các giáo phái khác tại Ấn Độ tham dự. Mãi 100 năm sau nữa họp lần 2 tại Phệ Xá Lị thì phân rẽ của phật giáo tiến đến chia ra mật tông, nam tông, bắc tông, thiền tông, chính tông. Lời phật còn bị chính các trưởng lão hiểu khác nhau nên phân chia thành nhiều phái. Nên chuyện đản sinh của phật tại vườn Lâm Tì Ny khi bà hoàng hậu Maya với tay lên hái bông Vô Ưu thì phật sinh ra từ nách có 9 hay 19 bông sen đón bước chân ngài chỉ là truyền thuyết. Nay có bác Nguyễn Tường Bách với Nhất Hạnh dù có kiến thức đến đâu, cũng chỉ nghe kể lại về cái không gian thời gian khi đó ( giá có nhà chuyên môn thực vật như thầy PHH tại lúc đó với phật đản sinh, thì cây sala loại nào chắc đúng hơn. Bà Maya đau bụng quá chắc nhớ không rõ rồi, nếu mấy nữ tì lúc đó không lo đở đẻ con của sếp lớn mà lo coi sen ở đâu mấy bông, sala gì chắc tiêu mạng quá.)). Nếu dựa vào đó để xác định cây Vô Ưu là loại cây SaLa nào. Thì cây Sa La Vô Ưu cũng có ít ra là 5 loại như 5 tông phật ngày nay vậy mấy trưởng lão 2.600 năm sau ngâm kíu cây Vô Ưu- Sa la ơi.

    ReplyDelete
  25. Theo các tư liệu tên Intenet thì cây Vô Ưu là Saraca Asoca (Ashoka) còn cây Ngọc Kỳ Lân là Couroupita guianensis

    Ashoka theo tiếng Sanskrit có nghĩa là " Vô Ưu " , còn từ đâu mà cây Ngọc Kỳ Lân bị (được) lầm là cây Vô Ưu thì CB không biết.Andro ơi.

    ReplyDelete
  26. Cảm ơn sự chia sẻ của casmof thí chủ.

    Đúng là hậu sinh chúng ta chỉ được nghe lại những chuyện đã 2600 năm về trước; nhưng căn cứ vào các tài liệu trên Internet thì Vô Ưu (Saraca asoca ) và Sa La (Shorea robusta) là 2 loại cây hoàn toàn khác biệt và dương như chưa có tài liệu nào về 1 cây Sa La - Vô Ưu cả .

    Về đạo giáo thì lão nạp chưa nghe một tôn giáo nào thuần nhất một hệ/tông phái cả ; chẳng hay casmof thí chủ có thể điểm giáo giúp.

    ReplyDelete
  27. ;>))))

    Nghe nói người ta đang "thờ" cây dừa 3 nhánh mà !

    ReplyDelete
  28. >))))

    Nghe nói người ta đang "thờ" cây dừa 3 nhánh mà !

    ReplyDelete
  29. Cũng lại nghe nói !!. Tiền Giang và Hà Tiên từng có dừa 3 ngọn, 7 ngọn nhưng Đạo Dừa lấy logo là dừa thuộc về cây dừa đến khi ông sáng lập ra đạo nầy chết, chưa khi nào thờ cây dừa, bái lạy cây dừa (thờ) dù rất coi trọng cây nầy trong công dụng độ thân cho người dân tại đây vào nó. Đạo không chia nhánh có HinDu, Bà la Môn- Brahmane. Đặc tính chung của các giáo chủ lập nên các giáo phái tôn giáo thì như nhau, tuy trình độ kiến thức và địa vị có khác nhau thôi. Từ cây SaLa, Lộc Vừng, và cây Vô Ưu có phải là cây Đầu Lân/ Kỳ Lân, có lẽ chúng ta đi lệch vấn đề rồi.

    ReplyDelete
  30. "Cũng lại nghe nói !" Thí chủ là người nói về Đạo Dửa cho Lão nạp nghe mà.

    "Chúng ta" đây không có lão nạp. ;>))))
    Trong entry này Lão nạp chỉ muốn đưa những thông tin trên Net về tên khoa học của 3 loại cây trên và mong được quý cao minh sư hữu điểm giáo về 3 cây này .

    ReplyDelete
  31. Chùa Phổ Quang nằm trên đường Phổ Quang luôn số mấy chị không biết, nhưng biết là ở quận Phú Nhuận, em đến đó hỏi thăm người ta chỉ cho em. chúc em như ý

    ReplyDelete
  32. Thật thú vị khi được đọc entry này cùng với các ý mở rộng hiểu biết .
    Đôi khi đã thành thói quwn e bỏ rất khó anh nhỉ.

    ReplyDelete
  33. Xưa nay anh được xem 3 loại hoa khác nhau với tên "Vô Ưu" nên khi được Diễm Trang Chủ giới thiệu website của Thiếu Lang tiên sinh thì mới biết tên khoa học của chúng để có thể " tạm " phân biệt và lên Net tìm kiếm thêm thông tin.

    Từ đó anh có thể xác quyết cây Ashoka là cây Vô Ưu vì theo tiếng Sanskrit thì Ashoka = Vô Ưu.
    Và cây Sala / Sa La = Shorea Robusta là 2 giống hoàn toàn khác nhau

    Còn Ngọc Kỳ Lân [ Couroupita guianensis ] vì sao bị gọi nhầm là cây Vô Ưu ...

    .... cũng như Phật đản sanh và nhập Niết Bàn dưới cây Vô Ưu hay cây Sa La ..
    ....thì mặc dù Thiếu Lang tiên sinh đã dẫn chứng lời của BS Nguyễn Tường Bách cùng Thiền Sư Nhất Hạnh ...

    ... nhưng vẫn có người coi rằng 2 vị này chẳng qua chỉ căn cứ vào tư liệu đã tam sao thất bản

    Việc này.... xin để các nhà nghiên cứu Phật sử hạ hồi phan giải
    ;>))))

    ReplyDelete
  34. Có lần em đang lên các bậc thang dẫn lên Thiền Viện Trúc Lâm ở ĐL , thấy 1 cụm hoa gắn bảng là Vô Ưu . Tiếc là lần đó em cứ ngắm mà hông chụp .Cứ tấm tắc " Vô Ưu ! Sao tên hay quá không biết ! " . Mới đây ghé Thiền Viện , tìm mãi chẳng thấy Vô Ưu đâu cả ! Có lẽ mình hông được Vô Ưu nữa ??? :))

    ReplyDelete
  35. Nếu là cây Ashoka thì có thể là do không hợp phong thổ.
    Ở bên Ấn Độ loại cây này mọc ở độ cao 150 m đến 1400m nhưng bên đó khí hậu nóng hơn VN. Do đó có thể là Dalat lạnh quá nên cây này không thọ đó Thạch Thảo.

    ReplyDelete
  36. Ngọc Kỳ Lân ...hồi giờ mới biết 1...ra hoa đẹp ..lạ !

    ReplyDelete
  37. Có lẽ vậy anh ạ. Cũng như loại mai anh đào trồng nhiều ở thác Prenn ĐL đó anh . Phải lạnh nhiều mới ra hoa đẹp . Dạo này ĐL ít sương mù , bớt lạnh nên loại cây này chết dần dần ...Có những thứ trái quy luật đều hông tốt há anh ?

    ReplyDelete
  38. Cám ơn bác caibang ..đọc tài liệu của bác về cây và hoa hay quá ...

    ReplyDelete
  39. Cảm ơn Thanh Mỹ quá lời. 
    Tài liệu là của Internet chứ!
    CB chỉ có tí công là rinh về thôi.  ;>)))

    ReplyDelete
  40. Cám ơn Bang Chủ Hồng Thất Công,bài sưu tầm công phu lại chơi nhạc nền rất ăn ý

    ReplyDelete
  41. Cảm ơn Sơn Dương thí chủ quá khen ! Chỉ là rinh về từ Internet.

    ReplyDelete
  42. Em đang vào xem bài viết của anh, Dưỡng đường Tuệ Tâm đang cho trồng cây này anh ạ.

    ReplyDelete
  43. Làm sao tìm được hạt giống của cây Vô Ưu (Saraca asoca (Roxb.) Wilde) và cây Sa La (Shorea robusta )về Việt nam trồng ạ ?

    ReplyDelete