Thursday, September 13, 2012

Một Đề Tài Giản Dị Mà Rất Quý Nhưng Ít Người Nghĩ Đến

Môt đề tài rất giản dị nhưng rất quý
mà ít người nghĩ đến.
Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ để sống,mỗi ngày trôi qua cuộc đời chúng ta ngắn đi 24 giờ đồng hồ. Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) ...
Vậy chúng ta phải làm gì với những thì giờ còn lại trên thế gian này ?

THE LAST WISHES OF ALEXANDER THE GREAT.
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình.
Ngài phán rằng:
1 - Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 - Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, ...) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và ...
3 - Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 - Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 - Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giả cỏi đời).
3 - Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời,
chúng ta sẽ nghiệm ra rằng,
kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là

TÌNH YÊU THƯƠNG

Sưu tầm

Saturday, August 25, 2012

PHỤ NỮ MUỐN GÌ

PHỤ NỮ MUỐN GÌ?
        Vua Arthur vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.
        Câu đố là: Phụ nữ thật sự muốn gì? Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
 
        Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa này.
 
        Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sĩ dũng cảm của Hội bàn tròn, người bạn thân nhất của vua.

           Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta.
           Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
 
           Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua, sự tồn tại của hội bàn tròn và vương quốc Anh. Và chàng hiệp sĩ quyết định hy sinh. Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.

          Điều phụ nữ thật sự muốn đó là “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.
       Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi cái án tử hình.
          Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sĩ Garwain của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.
           Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.



           Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sĩ, cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng hiệp sĩ, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ thương đối với chàng trong một nửa thời gian của 24 giờ một ngày.
           Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh đẹp của nàng vào ban ngày hay là ban đêm. Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, nhưng khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này.

          Sau đó Garwain đã trả lời “Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu vào lúc nào cũng được”.

         Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô gái xinh đẹp kia hài lòng và nàng nói với chàng rằng nàng sẽ hóa thân thành một cô gái xinh đẹp suốt đời cho chàng.

         Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.....khà ...khà ...

Sưu tầm

Wednesday, July 25, 2012

Vài bông hoa vườn nhà ( đợt 6 )




Giai "Nobel Thiên Văn Học" về tay Nữ Giáo Sư gốc Việt

Giải “Nobel Thiên văn học” về tay nữ giáo sư gốc Việt
Photobucket

Dr. Jane Luu ( Lưu Lệ Hằng )



Thienvanhoc.org – Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.

Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho quá trình học tiếng Anh của bà sau này.

Trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Lệ Hằng cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam và tị nạn tại Hoa Kỳ.

Cô học trò gốc Việt sau đó giành được học bổng ngành vật lý tại Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1984, cô tân cử nhân đã dành mùa hè thảnh thơi của mình để bắt đầu học lên cao học tại Đại học California – Berkeley, cùng lúc đó cô làm việc cho Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (Jet Propulsion Laboratory) ở Pasadena.

Thích thú trước những bức tường treo đầy hình ảnh các hành tinh do tàu nghiên cứu không gian Voyager gửi về, Lưu Lệ Hằng quyết định theo đuổi ngành thiên thể học. Sau khi hoàn thành cao học tại Berkeley, cô lấy bằng tiến sĩ ở MIT. Trong thời gian ở MIT, cô cùng với nghiên cứu sinh David Jewitt làm đề tài Khảo sát các vật thể di chuyển chậm (Slow-Moving Objects) ngoài hệ Mặt trời. Sau đó Lưu Lệ Hằng tham gia giảng dạy tại Đại học Harvard rồi chuyển sang Đại học Leiden ở Hà Lan.

Khi quay về Mỹ, cô tạm xả hơi chuyên ngành thiên văn quan sát của mình và công tác tại Phòng thí nghiệm Lincoln của MIT cho đến nay. Cô hiện đang nghiên cứu các giải pháp công nghệ cho vấn đề an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1991, Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ đã trao giải Annie J. Cannon Award Thiên văn học cho cô.

Để ghi nhận công lao của cô trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, người ta lấy tên cô đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.


Năm nay – 2012 quả là năm của người phụ nữ gốc Việt khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới :

Nữ chủ nhân của “Giải Nobel Thiên văn học” thế giới

Trước đó, vào tháng 3 vừa qua, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli cũng đã công bố Giải Kavli năm 2012 cho bảy nhà khoa học tiên phong thuộc ba lĩnh vực nghiên cứu hiện đại: vật lý thiên văn học (astrophysics), khoa học nano (nanoscience) và thần kinh học (neuroscience). Giáo sư Lưu Lệ Hằng, nhà thiên văn học Mỹ gốc Việt đã là một trong những chủ nhân của giải Kavli thiên văn học năm nay. Giải Kavli được khởi xướng từ năm 2008 bởi nhà khoa học người Na Uy Fred Kavli và Quỹ Kavli của ông. Một hội đồng chuyên gia quốc tế đến từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau trên thế giới sẽ lựa chọn và hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu đoạt giải. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu sẽ có 1 triệu đô la Mỹ tiền thưởng, chia đều cho các đồng chủ nhân giải thưởng.

Cuối tháng năm vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.   .

Giải Shaw danh giá được ví như là “Giải Nobel của châu Á”, được bắt đầu trao tặng từ năm 2004. Giải trao cho các thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất trong các lĩnh vực: thiên văn học, khoa học sự sống và y học, toán học. Điểm đặc biệt là giải chỉ được trao cho các nhà khoa học còn sống (cho đến lúc ra quyết định) giống như Giải Nobel. Giải Shaw mỗi năm gồm 3 triệu đô la Mỹ, chia đều cho ba lĩnh vực khoa học được xét thưởng. Ngài Run Run Shaw, ông trùm truyền thông Hồng Kông năm nay 105 tuổi là người bảo trợ cho giải thưởng này.

Năm 1996, nhà báo khoa học Marcia Bartusiak đã viết về hành trình tuyệt vời của GS Lưu Lệ Hằng khi cô còn giảng dạy tại Đại học Harvard. Vì sao lại là “hành trình tuyệt vời”? Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô là Học giả "hậu tiến sĩ" Hubble (Hubble Postdoctoral Fellowship) – phần thưởng danh giá nhất cho các nhà nghiên cứu trẻ trình độ hậu tiến sĩ.
 

Khám phá của giáo sư Jane Lưu về sự hiện hữu của dãy Kuiper mà trước đó bị hoài nghi là rất quan trọng, mang tính chất cách mạng, bởi nó làm thay đổi nhận thức thế nào là hành tinh, về sự hình thành Thái Dương hệ, về thế giới vật chất xung quanh và ngoại vi Thái Dương hệ.

 Khám phá của cô gái người Việt được đánh giá là đi vào lịch sử của những phát hiện lớn của nhân loại.
~~~~~~~~~~~~~
Đọc thêm: - http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=11163
                 - http://imagiverse.org/interviews/janeluu/jane_luu_21_03_03.htm


Wednesday, July 18, 2012

Họp Mặt Cựu SV VN Đại Học SOSU ngày 7-7-12




Quản Giáo là một trong những người tỵ nạn VN được Đại Học Southeastern Oklahoma State University -viết tắt là SOSU-, tại Durant, tiểu bang Oklahoma bảo trợ ngay từ khi họ đến Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas vào năm 1975 sau ngày Miền Nam VN đổi chủ.

Sau 4 năm ăn học, họ là thế hệ SVVN đầu tiên tót nghiệp trường này vào năm 1979.


Đây là lần thứ hai, các cựu SVVN SOSU tổ chức họp mặt tại California và cũng là lần đầu tiên có sự hiện diện của đương kim Viện Trưởng SOSU, GS TS Larry Minks và phu nhân, cùng ông Kyle Stafford, Giám đốc Phát triển Sự Vụ.


Buổi dạ tiệc thật đầm ấm, vui nhộn qua tài điều khiển khéo léo và dí dỏm của Quản trò Tôn Thất Tuấn (80-84), Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ, Cố Vấn Quân Sự cho Nha Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Hôm đó CB phải đi dự đám cưới ái nữ thi/ca sĩ Hà Phương, người MC cho đám cưới CB gần 3 tháng trước nên đến trễ lúc sắp kết thúc buổi họp mặt.


Photobucket

Ban Tổ Chức Ngày Họp Mặt
Quang Hiển (75-79), Quản Giáo (75-79), Quỳnh-Giao (75-79), Minh-Quốc (75-79), Kim-Khánh (75-79), và Quốc-Anh (80-84) 



Photobucket

CẮT BÁNH
Quang-Hiển (75-79), Trần-Hoàng (CT BCH 81-84), Quốc-Anh (80-84), Quản-Giáo (75-79), GS Viện-Trưởng