Friday, July 13, 2012

Cách Xử Thế Của Người Xưa

Cách xử thế của người xưa

Rinh về từ http://barbie2002.multiply.com/reviews/item/432
Cảm ơn Tịnh Ngọc thí chủ.




Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ão não, u sầu; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét v.v… Nên để chỉnh đốn hành vi, ngôn ngữ phải uốn nắn từ nơi cái tâm khi hành vi và ngôn ngữ mới manh nha, chưa kịp hình thành.

Có câu chuyện kể rằng: “Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm.

Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, chú học trò được thả về.

Khi về làng, gặp thầy và bè bạn, chú nhỏ tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.

Vị thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh phạt đệ tử mười roi. Ðương sự rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, líu ríu leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể.

Các bạn chú thấy thế, ngạc nhiên thưa:

- Thưa thầy, trò này vô tội sao lại bị đòn?

Vị thầy từ tốn giải thích:

- Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa”.

Những nỗi hàm oan xảy ra cho mọi người khá nhiều. Thường thì ta tìm cách minh oan hay truy lùng cho ra kẻ đã nhẫn tâm vu oan giáng họa cho mình mà ít ai nghĩ rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hàm oan là chính mình. Vì thế, để chia sẻ hàm oan với học trò, vị thầy đã tặng đệ tử đến mười roi.

Mới hay, người xưa dạy người rất chú trọng đến cái tâm, lấy tâm làm nền tảng để giáo dục, uốn nắn con người. Hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng nhưng nội tâm mới là yếu tố quyết định. Giáo dục một con người trở nên hoàn thiện phải từ nơi chính tâm sau đó mới tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Cây có ngay thì bóng mới thẳng, phải đào tạo thế hệ kế thừa có tâm hồn trong sáng và cao thượng mới có thể mong hình thành nên nhân cách lớn, làm nguyên khí của quốc gia, nhân tài cho đất nước.

Ngày nay, chúng ta tự hào với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhưng quá chú trọng đến khoa học thực tiễn và xem nhẹ thậm chí lãng quên giáo dục đạo đức và tâm linh. Một khi thước đo giá trị của xã hội nghiêng nặng về sự thành đạt các sự nghiệp vật chất có tính hình thức bên ngoài hơn là những giá trị nhân văn, đạo đức và tâm linh thì đất nước có nguy cơ đối diện với nhiều hiểm họa.

Vị thầy đồ quê mùa ngày xưa đã cung hiến cho chúng ta một phương thức giáo dục “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò phải chăng là điều mà các nhà giáo dục hiện đại cần suy gẫm và học hỏi!

Quảng Tánh

31 comments:

  1. Bác xem tướng của Sói ra sao?
    Ngày nay trên thế giới này có nhiều người tâm không bằng Sói đó bác.

    ReplyDelete
  2. Hay thiệt . Chắc là cậu học trò này có tướng lấm la lấm lét phải không ạ ? Thường thì người ta" xem mặt mà bắt hình dong" :))

    ReplyDelete
  3. Cảm ơn Thí chủ ghé đọc và góp ý:

    Còn xem tướng thì lão nạp không có khả năng ;>)))

    Thời buổì mạt Pháp mà Thí chủ.

    ReplyDelete
  4. Chắc vậy đó BB. Đôi khi vì thiếu tự tin làm người ta có tướng " lấm la, lấm lét " đó BB.

    ReplyDelete

  5. Câu chuyện hay. Người thầy đó chắc hiểu học trò lắm.

    ReplyDelete
  6. Các Thầy xưa biết rõ tâm tánh từng học trò của mình. Vị này chưa tìm được cách sửa sai học trò thì cơ duyên đã gíup Ông ấy cơ hội giải quyết vấn đề một cách rốt ráo không những cho người học trò nọ mà là còn bài học rất ấn tượng cho tất cả môn sinh, Zip à.

    ReplyDelete
  7. Để gặp rồi mới " phán " hihihihi

    ReplyDelete
  8. Trong giáo lý nhà Phật có câu : ' tướng tự tâm sinh,nhưng tướng cũng tự tâm diệt ",vì vậy nếu con người được giáo dục về đạo đức hoặc tâm linh,thì dù có tướng không ngay thẳng dần dần tướng đó cũng sẽ diệt từ tâm đã được uốn nắn, phải không anh ?.

    ReplyDelete
  9. Vị sư thầy dạy học trò rất hay !...tâm tánh con người thường được biểu lộ qua nét mặt !

    ReplyDelete
  10. Tuyết Mai nói rất đúng. Cứ nghĩ xem, nhiều người chúng ta quen thời mới xong Trung học, vài chục năm sau gặp lại thấy tướng mạo họ thay đổi khá nhiều. Người thì khiến ta cảm thấy thoải mái và gần gủi ngay, người thì cho ta cảm giác không an bình. Chẳng qua tâm họ đã thay đổi, nhóm người đầu thì hướng thượng, nhóm sau thì bản ngã đã hướng hạ.

    Tâm sanh vạn pháp mà.

    ReplyDelete
  11. Đồng ý với Gío Nồm ;>))))

    ReplyDelete
  12. Bài học cũng đáng suy gẫm. Như anh đã dẫn "Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” ", và con người đến với kiếp này là từ cái nghiệp của kiếp trước mà hình thành, do vậy một phần dáng vẻ của con người hiện tại là một phần do tu tâm từ tiền kiếp, một phần là âm đức của tổ tông, phần chính nữa là do ta tu sửa trong kiếp này mà hình thành.

    ReplyDelete
  13. Toàn bài là của Thầy Quảng Tánh đó Mùi ơi.
    ...
    CB rất lười nên chộp ngay câu "Đọc kinh, nhớ ý kinh, không nhớ lời kinh" của Phật Tổ .... do đó chẳng thuộc lòng được một bài kinh, hay bài Pháp -trừ câu trên! ;>((((

    ReplyDelete
  14. Hèn chi có câu " Người sao chiêm bao vậy", bác CB nhỉ ? Mình tuy không có tài xem tướng, nhưng khi tiếp xúc với người đời, ít nhiều cũng hiểu được phần nào tâm tính của người ta đó.

    ReplyDelete
  15. Chẳng hạn như anh í .............anh hiền và nhân đức như ông già noel !

    ReplyDelete
  16. Quả là vậy Ngọc Yến à; trừ phi người ta " đeo mặt nạ " quá khéo ! ;>((((

    ReplyDelete
  17. Có thiệt không đó em cưng ? Vậy mà sao thiên hạ hay nói nom anh dự như Ông 30 í ! ;>(((

    ReplyDelete
  18. Người học trò thật may mắn gặp thầy lành bạn tốt,.,người thầy đánh trò mà thể hiện tình yêu thương quá lớn,người học trò bị đánh đau lại càng thương quý thầy hơn.

    ReplyDelete
  19. Hôm trước vào nhà nhưng em đọc entrry chưa hết, hôm nay mới đọc xong. Đúng là cách giáo dục của người xưa rất hay, bây giờ cách giáo dục có nhiều phần lãng quên cái TÂM của bản thân rồi anh Cái Bang ơi.

    ReplyDelete
  20. Các "lương sư hưng quốc" luôn như vậy đó lhauc. Họ đâu chỉ có " bán mớ kiến thức ", chính vì vậy mới có câu " Quân " -ngày này thì Quốc-, " Sự " ... rồi mới tới " Phụ ". Người xưa luôn dặn con cháu phải đê Vua ( Quốc gia - Dân tộc ) trên hết, thứ đến là Thầy trên cả chính mình là bậc phụ huynh.

    ReplyDelete
  21. Ngành Võ học tụi anh có câu " Tiên học Lễ ( Tâm ) , trung học Văn , hậu mới học Võ " .Dù Văn hăy Võ cũng bao giờ có thể thiếu Lễ được, Lan à.

    Các môn sinh phải thuộc nằm lòng 4 câu sau để áp dụng khi hành xử:

    Văn không võ, văn hóa nhu nhược
    Võ không văn, võ hóa bạo tàn
    Văn ôn võ luyện song toàn
    Thành danh giúp nước, thành nhân giúp đởi

    ReplyDelete
  22. Cứ tự liên như người Hà Lội ;>)))

    ReplyDelete
  23. Hoanh Nghênh Bác Hồ Còn Trinh Muôn Năm !

    ReplyDelete
  24. Vui khi Thảo ghé đọc ;>)))))

    ReplyDelete